Cây ngọc lan còn được gọi là cây Mộc lan, Sứ. Ngọc lan là tên gọi chung cho một số loại trong chi Ngọc lan – Michelia, thuộc họ thực vật Ngọc lan – Magnoliaceae.
Cây ngọc lan thường phân bố chủ yếu ở vung nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam, Đông nam á của Châu á bao gồm cả Nam Trung quốc. Chi Ngọc lan gồm 50 loài khác nhau và ở Việt nam có khoảng 20 loài trong đó có 5 loài được trồng phổ biến khắp cả nước vì hoa thơm. Đặc biệt là có hai loài chủ yếu được yêu thích trồng là Ngọc lan trắng và Ngọc lan vàng do có hoa rất thơm.
Cây ngọc lan trắng hay còn gọi là Cây sứ trắng, bạch lan hoa, mộc lan trắng, tên tiếng anh là White Champaca, tên khoa học là Michelia alba. Là loại cây thường xanh cao từ 10-15 m, nhánh non có lông. Lá hình bầu dục thon dài khoảng 15-25cm, rộng từ 4-9 cm, xanh tươi, sáng màu hơi ngả vàng. Hoa từ 8-12 cánh thon nhọn, hơi cong, có nhiều nhị vàng ngắn.
Cây ngọc lan vàng hay còn gọi là Cây ngọc lan ngà, mộc lan vàng, sứ vàng, tên tiếng anh là Champaca, tên khoa học là Michelia champaca. Là loại cây thường xanh to cao hơn mộc lan trắng, có thể cao đén 35 m. Lá có phiến hình xoan hay hình xoan thuôn, dài từ 10-20 cm, rộng từ 4-9 cm, chót nhọn hay có mũi, có lông thưa ở cả hai mặt. Hoa cúng rất thơm màu vàng ngà đến vàng cam cam, cánh thẳng
Cây ngọc lan là loại cây có hoa rất thơm vì vậy được dùng để sản xuất các loại dầu thơm, kem chải tóc, hoa ngọc lan còn được tượng trưng cho sự linh thiêng và tinh khiết vì thế nó được dùng để thờ cúng trong các ngày lễ, rằm…
Ngoài ra cây ngoc lan cũng có tác dụng trong y học, nước ep và sắc từ hoa ngọc lan có thể chữa bệnh rối loạn tiêu hóa, nôn mửa và sốt, hoa ngâm trong dầu trị đau mắt, viêm mũi, nhứt đầu. Lá cây để chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây ngọc lan trắng dùng để thông kinh, vỏ cây dùng để hạ nhiệt, cây ngọc lan vàng được dùng để điều trị ung thư vùng bụng. Có thể thấy rằng cây mộc lan có rât nhiều tác dụng.
Cách trồng và chăm sóc cây ngọc lan, nên trồng cây ngọc lan vào đầu mùa mưa cây sẽ phát triển nhanh và không bị chết, cần phải chọn hạt giống từ những cây mẹ to khỏe, có sức sống tốt, không bị sâu bệnh, hình dáng đẹp tán đều, chọn cây từ 10-20 năm để lấy giống.
Qủa thường chín vào tháng 1-3, quả ngọc lan to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là quả đã chín, tách hạt và tiến hành gieo trồng. Trước khi gieo cần ngâm hạt qua nước ấm và để nguội sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép đi rồi ủ trong một cái túi mỗi ngày rửa chua một lần.
Sau 3-5 ngày hạt đã nứt nanh thì tiến hành cho vào bầu hoặc gieo vào khay cát để uơm cây con, khi cho hạt vào bầu hoặc khay cát xong lấp đát khoảng 1 cm rồi ủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Sau 2-3 ngày gieo cây con thì lấy bớt rơm rạ ra, tránh làm tổn hại cây con.
Có thể tạo cây con ngọc lan bằng cách ghép hoặc chiết cành, bằng cách này thì cây ra hoa sớm hơn, khỏe hơn năng suất ổn định hơn và giữ được phẩm chất của cây mẹ. Trước khi mang cây con đi trồng cần phải đào hố thích họp và bón phân chuồng hoai và phân NPK trước khi đặt cây xuống hố 15 ngày.
Khi trồng xong trộn đều phân với đất rồi tiến hành lấp hố, nêu trồng cây con được ươm bàng bầu thì phải xé bầu ra trước khi trồng. Tưới nước sau khi lấp hố. Nếu cây con có kích cỡ lớn cần dùng dụng cụ để chống đỡ tránh làm cây bị ngã, nên làm cỏ sạch sẽ xung quanh cây và bón phân theo từng thời kì.
Cây ngọc lan là loại cây xanh có rất nhiều tác dụng không chỉ tạo cảnh quan , làm bóng mát mà còn có ích trong y học nên phát triển và trồng cây ở nhiều nơi.